Trong thời gian hiện nay các hoạt động kinh doanh dịch vụ trở nên gia tăng, nhất là các loại hình kinh doanh về nhà hàng và khách sạn có sử dụng phần mềm kế toán riêng để quản lý nhà hàng. Chính vì thế mà nhu cầu tuyển dụng các kế toán viên và yêu cầu kế toán thuộc lĩnh vực này cũng vô cùng đa dạng. Dưới đây là một số công việc kế toán nhà hàng khách sạn cần làm mà tư vấn Blue muốn giới thiệu.
Mô tả công việc của Kế toán khách sạn – Nhà hàng phải làm cuối quý, tháng:
1. Kế toán tại khách sạn nhà nghỉ
Khách sạn nhà nghỉ là một lĩnh vực không phức tạp như kế toán nhà hàng nhưng kế toán cũng cần chuẩn bị các kiến thức sau:
+ Hóa đơn bán ra nó đơn thuần là ghi nhận doanh thu dịch vụ
+ Hóa đơn mua vào nó đơn thuần là chi phí quản lý doanh nghiệp như: Chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, tiền điện thoại, tiền internet…
+ Với kế toán khách sạn nhà nghỉ thì việc theo dõi và phân bổ CCDC là rất quan trọng và cần sự cẩn thận bởi vì nhà hàng khách sạn khi mới thành lập có rất nhiều công cụ dụng cụ cần phân bổ tính vào chi phí
+ Việc theo dõi và tính khấu hao TSCĐ cũng là một trong những công việc mà kế toán phải quan tâm
Với lĩnh vực này chỉ cần theo dõi được những yếu tố trên là bạn đã lập được báo cáo chính xác.
2. Kế toán tại nhà hàng
Nhà hàng là một mô hình mà hiện nay các doanh nghiệp mở ra kinh doanh nhiều. Tuy nhiên làm kế toán nhà hàng không đơn giản như làm kế toán khách sạn, nhà nghỉ. Nếu bạn muốn làm tốt công việc kế toán ở nhà hàng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
+ Xác định được nhà hàng đó chuyên cung cấp các món ăn gì? vì mỗi một nhà hàng kinh doanh một số món ăn riêng biệt của họ. Để từ đó kế toán mới xây dựng được định mức nguyên vật liệu chính của một số món ăn của nhà hàng đó.
+ Các chi phí chung như chi phí điện nước, Gas cần được phân bổ chung
+ Khi xuất hóa đơn luôn phải có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn; vậy cần phải xây dựng được giá thành của các món ăn để khi xuất hóa đơn làm thế nào cho lợi nhuận phù hợp.
+ Xây dựng bảng lương theo ca vì thông thường tại nhà hàng nhân viên thường làm theo ca như vậy nó sẽ hợp lý hơn và thực tế hơn.
+ Từ việc tập hợp được chi phí trên tính và kết chuyển chi phí và lập báo cáo tài chính
3. Mô tả công việc của một kế toán khách sạn – nhà hàng
Công việc hàng ngày
– Xử lý hóa đơn, chứng từ xuất/nhập từ bộ phận mua hàng, bộ phận kho bãi.
– Xây dựng thang bảng lương cho nhân viên, chi trả tiền lương cho nhân viên
– Thu phí dịch vụ ăn uống ngủ nghỉ của khách hàng.
– QUAN TRỌNG: đối với một Kế toán nhà hàng thì các bạn phải chú ý cách lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn giá trị gia tăng
– Nếu khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn GTGT; thì kế toán nhà hàng phải làm bảng kê chi tiết các loại đồ ăn, thức uống. Rồi từ đây các bạn có thể cân đối thu chi; đầu vào đầu ra nguyên phụ liệu.
– Kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ hàng tháng.
– Theo dõi giá cả biến động từ bên cung cấp
– Theo dõi lượng hàng hóa xuất hàng ngày so với lượng tồn kho định mức.
– Theo dõi lượng đặt hàng hóa đặt từ nhà cung cấp cân đối lại so với lượng hàng tồn đã quy định
– Thông báo với người phụ trách chi nhánh hoặc giám đốc khi xảy ra các trường hợp không đúng định mức tồn kho; không đúng số lượng đặt hàng.
– Kiểm tra định kỳ hàng hóa, nguyên phụ liệu; thực phẩm nhập xuất tồn trên giấy tờ; và lượng nguyên phụ liệu hàng hóa thực tế trong kho.
– Hạch toán khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí ngắn hạn, dài hạn hàng tháng.
Mô tả công việc của Kế toán khách sạn – Nhà hàng phải làm cuối quý, tháng:
– Lập báo cáo tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính cuối năm
– Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng hoặc quý
– Báo cáo xuất nhập tồn nguyên vật liệu, thực phẩm…
– Lập báo cáo doanh thu, tình hình lỗ lãi cho giám đốc
– Kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên …
Trên đây là sơ lược các công việc kế toán tại nhà hàng khách sạn. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.