T7, 02 / 2021 5:10 chiều | hanhviettri

Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Thuế là một công cụ làm tăng nguồn kinh phí cho Nhà nước giúp cơ quan Nhà nước duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần phải nộp các loại thuế sau:

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Thuế là gì?
Thuế được xem là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ phải thực hiện với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước đã ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho các đối tượng nộp thuế. Cụ thể hơn:

Thuế là nguồn kinh phí cần thiết để có thể duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của những cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.
Thuế bình thường: mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.
Thuế đặc biệt: là thuế với các mục đích đặc biệt, ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, xe ô tô nhập khẩu để hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này, hay là phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu và điều tiết nguồn nước của địa phương.
Những loại thuế doanh nghiệp phải nộp
Thuế môn bài
Thuế môn bài là loại thuế mà bắt buộc doanh nghiệp phải đóng hằng năm, sau khi có GPKD thì Doanh nghiệp cần phải nộp Tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC đã quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ như sau:

  • Vốn điều lệ hay vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng /1 năm.
  • Vốn điều lệ hay vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng /1 năm.
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1 triệu đồng/1 năm.

Thuế Giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa.

Có 2 phương pháp để tính thuế giá trị gia tăng đó là:

  • Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
  • Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN là thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Tất cả cá nhân, tổ chức hay cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

Thuế TNDN phải nộp = Giá tính thuế TNDN * Thuế suất

Thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN là thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được mà công ty chi trả.
Các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục