T6, 03 / 2021 11:49 sáng | hanhviettri

Kế toán là một ngành nghề khá phổ biến và thu hút rất nhiều người học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực này. Giấy CN ĐKHN DVKT chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp KD DVKT hoặc làm việc tại Hộ KD DVKT.

Quy định của pháp luật đối với cá nhân hành nghề dịch vụ kế toán là như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau của tư vấn Blue.

Pháp luật quy định đối với cá nhân hành nghề dịch vụ kế toán

I. Về Chứng chỉ kế toán viên – CC KTV
Bộ Tài chính quy định điều kiện thi lấy CC KTV, thủ tục cấp và thu hồi CC KTV.
Các tiêu chuẩn Người được cấp CC KTV phải có:
• Người được cấp CC KTV phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành PL;
• Người được cấp CC KTV phải có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của BTC;
• Người được cấp CC KTV phải đạt kết quả kỳ thi lấy CC KTV.
Người có chứng chỉ chuyên gia KT hoặc CC KT do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được BTC Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định như trên thì được sẽ cấp CC KTV.
II. Về đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán – ĐKHN DVKT
Người có Chứng chỉ Kế toán viên / Chứng chỉ Kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được ĐKHN DVKT qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán/ Hộ KD DVKT.
1. Các điều kiện để cá nhân ĐKHN DVKT
• Có năng lực hành vi dân sự;
• Có thời gian công tác thực tế về TC, KT, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp ĐH;
• Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định của PL.
Người có đủ các điều kiện về HN KT thực hiện ĐKHN và được cấp Giấy CN ĐKHN DVKT.
BTC quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy CN ĐKHN DVKT.
Giấy CN ĐKHN DVKT chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp KD DVKT hoặc làm việc tại hộ KD DVKT.
2. Những người không được ĐKHN DVKT
• Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, CAND.
• Người đang bị cấm HN KT theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
• Người đang bị truy cứu TNHS;
• Người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự QL kinh tế liên quan đến TC, KT mà chưa được xóa án tích;
• Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
• Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự QL kinh tế mà chưa được xóa án tích;
• Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm PL về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo/ chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
• Người bị đình chỉ HN DVKT.
3. Trách nhiệm của KTV hành nghề DVKT
• Thực hiện công việc KT liên quan đến nội dung DVKT thỏa thuận trong hợp đồng.
• Tuân thủ PL về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp KT.
• Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước PL về nội dung DVKT đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
• Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm về KT theo quy định của BTC.
• Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng DVKT của Bộ Tài chính/ của tổ chức nghề nghiệp về KT được BTC ủy quyền.
• Mua BH trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.