T3, 02 / 2021 8:37 chiều | hanhviettri

Doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí kim khí với các sản phẩm được sản xuất từ nhiều hãng, xuất xứ từ các nước khác nhau hoặc được gia công sản xuất trong nước. Chính vì vậy, để quản lý hàng hóa cũng như theo dõi tình hình doanh thu, chi phí của doanh nghiệp khiến người làm kế toán gặp không ít khó khăn. Cùng tìm hiểu Một số vấn đề về kế toán doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí, kim khí trong bài viết sau.

Một số vấn đề về kế toán doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí, kim khí

1. Đặc điểm của doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí, kim khí
Doanh nghiệp phân phối thiết bị máy móc kim khí, cơ khí
Các sản phẩm máy móc kim khí, cơ khí thường được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau:
+ Máy gia công khuôn mẫu (máy cắt, máy phay, máy xung điện..)
+ Thiết bị xử lí nhiệt (Lò nung, Lò trung tần, Lò cao tần…)
+ Dao cụ các loại: Phay ngón, phay cầu, hạt chíp,..
+ Vật tư hao mòn và linh kiện thay thế: bulong, ốc vít, …

– Sản phẩm từ nhiều hãng, xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau: Yg, City Tools, MST, Nakanishi, Mitsubishi, Showa Tools, Eisen, Keihin-Dia… có xuất xứ Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc…
Doanh nghiệp thực hiện sản xuất các thiết bị kim khí (bulong, ốc vít, que hàn, đá mài, đá cắt…), các máy móc cơ khí (máy phay, máy cắt), linh kiện chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài.

Doanh nghiệp có thể thực hiện theo quy trình sản xuất phù hợp với doanh nghiệp mình:
+ Quy trình SXKD đại trà: Khảo sát nhu cầu thị trường → Lập kế hoạch sản xuất → Lập bản vẽ thiết kế + Định mức sản xuất → Lập lệnh sản xuất → Sản xuất và tập hợp chi phí → Thành phẩm nhập kho → Giao các cửa hàng, đại lý tiêu thụ

+ Quy trình SXKD theo đơn đặt hàng: Tiếp nhận đơn đặt hàng từ KH → Lập kế hoạch sản xuất → Lập bản vẽ thiết kế + Định mức sản xuất → Lập lệnh sản xuất → Sản xuất và tập hợp chi phí → Thành phẩm nhập kho → Giao khách hàng

+ Quy trình sản xuất: Vật liệu → Chế tạo phôi (Đúc, cán, rèn, dập, hàn, cắt…)→ Gia công (Tiện, phay, bào, khoan, mài.. nhiệt luyện) → Bảo vệ bảo quản sơn, má, tráng, phủ, bao gói) → Chi tiết máy (hoặc kết thúc là thành phẩm với thiết bị kim khí) → Lắp ráp (đối với đơn vị sản xuất máy cơ khí) → Thành phẩm.
2. Khó khăn của kế toán doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí, kim khí trong quản lý tài chính, kế toán doanh nghiệp
Tổng hợp đơn đặt hàng từ khách hàng, cửa hàng, đại lý
Nhiều doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí, kim khí không tổng hợp được đơn đặt hàng để tính toán số lượng nhập hàng dẫn đến mất nhiều thời gian, công sức của kế toán trong việc theo dõi, tổng hợp. Đôi khi việc này còn làm chậm tiến độ giao hàng tới khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp

Quản lý chính sách giá, chính sách chiết khấu khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau
Kế toán không kiểm soát được chính sách giá, chính sách chiết khấu cho các đại lý, cửa hàng, mặt hàng khác nhau khác nhau dẫn đến dễ nhầm lẫn, bán sai giá cho khách hàng. Những sai sót trong chính sách giá, chiết khấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.

Xử lý chênh lệch tỷ giá
Đặc thù hàng hóa thường nhập khẩu linh kiện, máy móc từ nhiều hãng với nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc…nên kế toán cần thực hiện công tác xử lý chênh lệch tỷ giá chính xác, hạn chế các sai sót và nhầm lẫn xảy ra.

Phân bổ chi phí chung trong quá trình sản xuất, kinh doanh
Doanh nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc phân bổ chi phí chung cho nhiều đơn đặt hàng dẫn đến mất nhiều thời gian, thậm chí không chính xác giá thành phẩm

Theo dõi doanh thu, lãi lỗ, công nợ
Kế toán của doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí, kim khí cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác, việc theo dõi doanh thu, lãi lỗ, công nợ là công việc cần thiết giúp kế toán nắm bắt được tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp để kịp thời tham mưu với ban lãnh đạo.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí

Bài viết cùng chuyên mục