T7, 02 / 2021 5:48 chiều | hanhviettri

Cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác, các công ty dược phẩm cũng cần đến bộ phận kế toán để thực hiện xử lý, thu nhập và cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho ban lãnh đạo và các bộ phận liên quan. Vậy kế toán công ty dược phẩm làm những gì? Nghiệp vụ kế toán công ty dược phẩm ra sao? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau của tư vấn Blue.

Hãy tìm hiểu qua bài viết sau của tư vấn Blue.

Nhiệm vụ của kế toán công ty dược phẩm
Kế toán công ty dược phẩm cũng giống với kế toán tại các doanh nghiệp khác. Đều phải thực hiện các công việc kế toán chung. Nhằm đảm bảo quản lý hoạt động tài chính – kế toán của doanh nghiệp được vận hành hiệu quả. Một số công việc có thể kể đến như:

  • Tổ chức hạch toán kế toán, phản ánh đầy đủ chính xác tình hình biến động tài sản với nguồn vốn của công ty.
  • Lập và trình bày các báo cáo tài chính cần thiết theo quy định của nhà nước.
  • Tổ chức công tác phân tích tài chính của công ty. Để đề xuất những biện pháp kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản lý.
  • Thực hiện công tác xử lý và bảo quản chứng từ theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức phổ biến kịp thời các chế độ thể lệ, các quy chế tài chính mới được ban hành.

Hạch toán một số nghiệp vụ kế toán tại công ty kinh doanh dược phẩm
Khi mua thuốc, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Nợ TK 156 – Hàng hóa (1561) (chi tiết hàng hóa mua vào và hàng hóa sử dụng như hàng thay thế đề phòng hư hỏng)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (thuế GTGT đầu vào)

Có các TK 111, 112, 141, 331… (tổng giá thanh toán).

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì trị giá hàng hóa mua vào bao gồm cả thuế GTGT.
Kế toán công ty dược phẩm khi nhập khẩu thuốc ghi:
– Khi nhập khẩu thuốc, ghi:

Nợ TK 156 – Tiền thuốc

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu không được khấu trừ)

Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

– Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán). Sau khi mua hàng thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của thuốc. Để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng. Dựa trên số hàng còn tồn kho, số đã xuất bán trong kỳ:

Nợ các TK 111, 112, 331….

Có TK 156 – Hàng hóa (nếu hàng còn tồn kho)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu đã tiêu thụ trong kỳ)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

Giá trị của hàng hóa mua ngoài không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng kinh tế phải trả lại cho người bán, ghi:

Nợ các TK 111, 112…

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 156 – Hàng hóa (1561)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).

Kế toán phản ánh chi phí thu mua hàng hoá công ty dược phẩm, ghi:
Nợ TK 156 – Hàng hóa (1562)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331…

Trị giá hàng hóa xuất bán được xác định là tiêu thụ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156 – Hàng hóa (1561).

Đồng thời kế toán phản ánh doanh thu bán hàng:

– Nếu tách ngay được các loại thuế gián thu tại thời điểm ghi nhận doanh thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131… (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

– Nếu không tách ngay được thuế, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế. Định kỳ kế toán xác định số thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ(tổng giá thanh toán)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Kế toán công ty dược phẩm – Khi xuất thuốc tiêu dùng nội bộ, ghi:
Nợ các TK 641, 642, 241, 211

Có TK 156 – Hàng hóa.

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo (theo pháp luật về thương mại).

Khi xuất hàng hóa cho mục đích khuyến mại, quảng cáo:
Trường hợp xuất hàng hóa để biếu tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền. Không kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa…Kế toán ghi nhận giá trị hàng hóa vào chi phí bán hàng (chi tiết hàng khuyến mại, quảng cáo), ghi:

Nợ TK 641- Chi phí bán hàng

Có TK 156 – Hàng hóa (giá vốn).

Trường hợp xuất hàng hóa để khuyến mại, quảng cáo. Nhưng khách hàng chỉ được nhận hàng khuyến mại, quảng cáo. Kèm theo các điều kiện khác như phải mua sản phẩm, hàng hóa. Ví dụ như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm…Thì kế toán phải phân bổ số tiền thu được để tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại. Giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán (trường hợp này bản chất giao dịch là giảm giá hàng bán).

– Khi xuất hàng hóa khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng khuyến mại vào giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất)

Có TK 156 – Hàng hóa.

– Ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho cả sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng hóa khuyến mại, quảng cáo, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131…

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

Kế toán công ty dược phẩm hạch toán hàng hóa biếu tặng cho cán bộ công nhân viên:
Hàng hóa biếu tặng được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi. Kế toán phải ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường, ghi:

– Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị hàng hóa dùng để biếu, tặng công nhân viên và người lao động:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156 – Hàng hóa.

– Ghi nhận doanh thu của hàng hóa được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi:

Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

Trường hợp doanh nghiệp nhận hàng hoá – Kế toán công ty dược phẩm ghi:
Doanh nghiệp là nhà phân phối hoạt động thương mại. Được nhận hàng hoá (không phải trả tiền) từ nhà sản xuất để quảng cáo, khuyến mại cho khách hàng khi mua hàng của nhà sản xuất, nhà phân phối.

– Khi nhận hàng của nhà sản xuất (không phải trả tiền). Dùng để khuyến mại, quảng cáo cho khách hàng, nhà phân phối. Phải theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản trị nội bộ của mình. Thuyết minh trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính đối với hàng nhận được. Và số hàng đã dùng để khuyến mại cho người mua.

– Khi hết chương trình khuyến mại, nếu không phải trả lại nhà sản xuất số hàng khuyến mại chưa sử dụng hết. Kế toán ghi nhận thu nhập khác là giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hoá (theo giá trị hợp lý)

Có TK 711 – Thu nhập khác.
Kế toán trả lương cho người lao động bằng thuốc – Công ty dược phẩm
– Kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân.

– Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị hàng hoá dùng để trả lương cho công nhân viên và người lao động:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156 – Hàng hóa

Cuối kỳ, khi phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa được xác định là bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156 – Hàng hóa (1562).

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục