Kế toán kho là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và tính tỉ mỉ để có thể quản lý tốt hàng hóa, tránh gây thất thoát cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về kế toán kho cũng như cách để quản lý kho hiệu quả.
Kế toán kho là gì?
Kế toán kho là một trong những vị trí kế toán viên từng phần hành, là người làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu. Trách nhiệm chính của kế toán kho là theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho, lập hóa đơn chứng từ và đối chiếu các hóa đơn, chứng từ với số liệu thực tế nhắm tránh thất
Công việc của kế toán kho
• Kiểm soát và kiểm kê hàng hóa
Kế toán kho có trách nhiệm thường xuyên cập nhật tình hình hàng hóa trong kho, kiểm đếm số lượng hàng hóa nhập xuất. Ngoài ra nếu có hàng hóa hư hỏng hay hết hạn sử dụng thì kế toán kho cần thực hiện xử lý. Kế toán kho cũng cần theo dõi và xử lý hàng tồn để đảm bảo không làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Lập các chứng từ xuất – nhập kho có liên quan
Công việc của kế toán kho là ghi chép và lập các chứng từ nhập – xuất hàng hóa, hóa đơn mua bán hàng,… Bên cạnh đó, người làm kế toán còn phải kiểm soát và kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ liên quan như hợp đồng giao nhập, phiếu yêu cầu xuất kho, phiếu xuất kho,… Nếu kiểm kê xảy ra trường hợp thiếu hụt hàng hóa, kế toán kho cần lập tức xử lý trong phạm vi quyền hạn hoặc báo lại cho cấp trên để kịp thời xử lý.
• Hạch toán kế toán và kê khai thuế
Kế toán kho có nhiệm vụ hạch toán việc nhập xuất hàng hóa, nguyên vật liệu, doanh thu, giá vốn và chi phí; đồng thời cần phải thường xuyên theo dõi tình hình công nợ của doanh nghiệp. Kế toán cũng cần kê khai thuế đầu vào và đầu ra định kỳ và cập nhật nội dung kê khai thuế vào hệ thống quản trị kế toán.
• Một số công việc khác
Kế toán kho còn có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác như lập báo cáo tồn kho, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của kho, đối chiếu các số liệu với kế toán công nợ và kế toán giá thành,…
Cách làm kế toán kho hiệu quả
• Lập sơ đồ kho và quản lý hàng hóa trong kho
Cần phải lập sơ đồ kho chi tiết để có thể nhanh chóng và dễ dàng xác định các vị trí trong kho. Nếu có sự thay đổi cách sắp xếp trong kho thì cần phải cập nhật ngay vào sơ đồ để tránh nhầm lẫn. Hàng hóa trong kho cũng cần được sắp xếp một cách quy củ và hợp lý để thuận tiện trong việc tìm kiếm và quá trình nhập – xuất hàng.
• Thường xuyên kiểm tra và kiểm kê hàng hóa trong kho
Việc kiểm kê hàng hóa thường xuyên sẽ giúp kế toán kho xác định lượng hàng hóa thực tế và trên sổ sách có khớp nhau hay không, đồng thời cho kế toán thông tin về mức hàng tồn trong kho để có những phương án xử lý nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc kiểm tra hàng hóa định kỳ cũng giúp phát hiện và luân chuyển những hàng hóa bị hỏng hóc, hao mòn để kịp thời để tránh gây thất thoát.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.