T2, 02 / 2020 5:33 chiều | phuongchiphutho

Thời gian qua, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm diễn biến rất phức tạp. Vấn đề sức khỏe liên quan đến thực phẩm luôn là chủ đề được quan tâm đến. Thực phẩm luôn luôn gắn bó với chúng ta hàng ngày kể cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất vì vậy các cơ sở sản xuất nên tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm.

An toàn thực phẩm

1. Khái niệm an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người
2. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
– Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
– Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật An toàn thực phẩm, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
+ Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
+ Quy định về bảo quản thực phẩm.
3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm
– Cơ sở sản xuất thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất thực phẩm;
+ Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
+ Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm;
+ Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất thực phẩm.
– Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
4. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống
– Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;
+ Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;
+ Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;
+ Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống.
5. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
– Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh.
– Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
Chúng tôi biết chắc rằng trong quá trình xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm sẽ gặp phải khó khăn, vướng mắc là điều không thể nào tránh khỏi. Vì vậy, hãy lựa chọn công ty chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ đáp ứng mong muốn của quý khách.

Bài viết cùng chuyên mục