T2, 03 / 2020 6:05 chiều | phuongchiphutho

Sau khi công ty cổ phần của bạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không có cách giải quyết vấn đề bế tắc của công ty. Quyết định làm hồ sơ giải thể công ty cổ phần với doanh nghiệp bị thua lỗ sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Vậy thủ tục giải thể cần những gì? Trình tự ra sao? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi:
1. Điều kiện giải thể công ty cổ phần
Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau để có thể được giải thể:
– Thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
– Tại thời điểm giải thể không có tranh chấp gì tại Tòa án hay cơ quan trọng tài.

Tư vấn giải thể công ty cổ phần

2. Giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty trước khi giải thể công ty cổ phần
– Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của mình với các bước như sau:
Doanh nghiệp thanh toán tất cả các khoản nợ và theo thứ tự giải quyết sau:
+ Giải quyết nợ cho người lao động
+ Giải quyết nợ thuế
+ Giải quyết nợ với bạn hàng và đối tác
Doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Giải quyết nợ nần để giải thể công ty cổ phần:
Doanh nghiệp thanh toán tất cả các khoản nợ bao gồm nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội, nợ người lao động và nợ khác
– Đóng mã số thuế để giải thể công ty cổ phần:
Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.
– Trả lại con dấu để giải thể công ty cổ phần:
Doanh nghiệp làm thủ tục trả dấu cùng Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an. Doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
3. Hồ sơ giải thể

Thành phần hồ sơ giải thể công ty cổ phần:
– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;
– Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể;
– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán (nợ người lao động, nợ bảo hiểm xã hội, nợ thuế, nợ khác)
– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
– Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể
– Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế
– Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, hủy con dấu theo quy định
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản gốc)
– Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ
– Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD. Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm:
– Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện
– Quyết định của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
– Con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).

Liên hệ ngay với công ty chúng tôi để được cung cấp dịch vụ giải thể công ty cổ phần với chi phí phù hợp nhất.

Bài viết cùng chuyên mục