T2, 01 / 2021 3:38 chiều | hanhviettri

Nhiều doanh nghiệp ở Phú Thọ khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp thắc mắc: “ Thay đổi đăng ký kinh doanh có phải thay đổi con dấu hay không?” Tư vấn Blue xin được giới thiệu các Trường hợp thay đổi đăng ký kinh doanh phải thay đổi con dấu ở Phú Thọ

Trường hợp thay đổi đăng ký kinh doanh phải thay đổi con dấu ở Phú Thọ

Con dấu của doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, được doanh nghiệp sử dụng trên các giấy tờ, chứng từ giao dịch để thực hiện các hoạt động quản lý, kinh doanh. Con dấu của mỗi doanh nghiệp khác nhau thì không trùng lặp nhau, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Trong quá trình doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, con dấu mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nhiều khi nó quyết định giá trị pháp lý của văn bản ký kết. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp trong tiến trình hoạt động của mình lại có những thay đổi về định hướng, chính sách dẫn tới việc phải thay đổi đăng ký kinh doanh. Vậy thay đổi đăng ký kinh doanh có phải thay đổi con dấu không? Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho Qúy độc giả về vấn đề này.

Trường hợp thay đổi đăng ký kinh doanh có phải thay đổi con dấu?
Những trường hợp cần phải thay đổi con dấu công ty khi thay đổi đăng ký kinh doanh:

Thứ nhất:Thay đổi tên doanh nghiệp: theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì nội dung con dấu phải thể hiện được thông tin về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Do vậy, khi doanh nghiệp quyết định đổi tên thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải thay đổi con dấu. Trước khi đổi tên, doanh nghiệp cần phải kiểm tra xem mình đặt tên doanh nghiệp đúng theo quy định chưa? Tên doanh nghiệp có bị trùng hay không? Sau khi nhận giấy phép thay đổi tên doanh nghiệp và thay đổi con dấu, để sử dụng con dấu doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.

Thứ hai: Thay đổi trụ sở doanh nghiệp khác quận/huyện/tỉnh/thành phố: Căn cứ vào quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, là nơi để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Con dấu doanh nghiệp thường hiển thị nội dung thông tin địa chỉ trụ sở chính. Vì vậy, khi thay đổi địa chỉ khác quận, huyện, tỉnh doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ và thông báo với cơ quan đăng kí kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Đồng thời, doanh nghiệp phải tiến hành khắc con dấu khác để phù hợp với việc thay đổi địa chỉ kinh doanh mới của doanh nghiệp. Trong trường hợp con dấu doanh nghiệp không hiển thông tin quân/huyện/thị xã, doanh nghiệp không phải khắc lại con dấu.

Thứ ba: Thay đổi loại hình doanh nghiệp: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc quyết định tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp, những lý do thường gặp là: doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật nên để tiếp tục kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi loại hình hoạt động của mình; hoặc mô hình hoạt động hiện tại chưa phù hợp với điều kiện kinh tế tài chính nên doanh nghiệp quyết định thay đổi loại hình khác;… Trên thực tế, loại hình doanh nghiệp thường đi kèm với tên doanh nghiệp và được thể hiện trên con dấu. Vì vậy khi doanh nghiệp tiến hành thay đổi mô hình hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện khắc con dấu mới để các chủ thể khác nhận biết được loại hình hiện tại của doanh nghiệp.

Thứ tư: Trong trường hợp mất con dấu, con dấu mờ, hỏng con dấu,… mà không thể tiếp tục sử dụng được thì doanh nghiệp phải tiến hành thay đổi con dấu doanh nghiệp. Đối với những trường hợp con dấu bị mờ mà trên giấy tờ không nhìn rõ tên doanh nghiệp thì cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu doanh nghiệp thay đổi con dấu doanh nghiệp.

Thứ năm: Với những trường hợp chưa hợp nhất đăng ký kinh doanh với đăng ký thuế làm một thì thay đổi nào cũng phải làm thay đổi con dấu.

Thủ tục thay đổi con dấu 
Căn cứ vào Điều 44 Luật Doanh Nghiệp và Điều 34 NĐ 78/2015/NĐ-CP về Thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu thì trình tự thủ tục chung khi thông báo thay đổi con dấu của doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu mới tại cơ sở có chức năng khắc dấu;

Bước 2: Sau khi đã nhận được con dấu mới, doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký sử dụng con dấu với phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm:

+ Phụ lục II-9, Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT;

+ Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ;

+ Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận mẫu dấu mới tại nơi làm thủ tục đăng ký.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục