T3, 12 / 2020 9:41 chiều | hanhviettri

Mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển luôn gắn liền với thương hiệu (hay còn gọi là logo công ty) của mình. Logo của doanh nghiệp còn là dấu hiệu để nhận biết doanh nghiệp, cũng có thê là nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của chính doanh nghiệp đó. Do đó, việc bảo vệ logo là việc làm tất yếu của các doanh nghiệp. Hiện nay, để bảo vệ tối đa logo của mình, các doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký nhãn hiệu đối với logo đó hoặc đăng ký bản quyền tác giả cho logo. Tư vấn Blue xin được giới thiệu Thủ tục đăng ký logo độc quyền

Thủ tục đăng ký logo độc quyền

Cơ sở pháp lý cho việc đăng ký logo độc quyền

Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác
  • Một nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ khi đáp ứng được khả năng phân biệt của nhãn hiệu theo quy định tại Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu nói chung và với đăng ký logo độc quyền nói riêng được thực hiện theo quy định theo các bước từ Điều 108 đến Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Điều 108. Tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn

  • Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chỉ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận nếu có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây:
  • Tờ khai đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế; bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý;
  • Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.
    Ngày nộp đơn là ngày đơn được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp tiếp nhận hoặc là ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn nộp theo điều ước quốc tế.
    Điều 109. Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
    Điều 110. Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
    Điều 114. Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
    Điều 119. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
    Quy trình thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký logo độc quyền

Mẫu logo độc quyền: Doanh nghiệp có thể Đăng ký logo hình ảnh hoặc đăng ký logo chữ;
Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền
Phần danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trong tờ khai phải được liệt kê rõ ràng các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu (logo) và phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Theo luật định, thời gian kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền (logo) là khoảng 12 đến 18 tháng (với điều kiện là logo đáp ứng các điều kiện bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu không bị sửa đổi, bổ sung hoặc bị phản đối). Trong đó:

  • Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục