Hiện nay, sở hữu trí tuệ là một quyền quan trọng được dư luận trong nước và cả thế giới quan tâm. Minh chứng cho thấy tầm quan trọng của Sở hữu trí tuệ chính là việc các nước trên thế giới cùng nhau đàm phán và đưa ra những công ước quốc tế chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).
Hầu hết các nước đều bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều có pháp luật bảo hộ quyền SHTT. Qua nhiều năm pháp luật SHTT của các nước đã có sự hài hòa đáng kể. Ngày nay, hầu hết các nước đều ban hành pháp luật bảo hộ các loại hình chính của quyền SHTT gồm: quyền tác giả và quyền liên quan, sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp.
Hệ thống pháp luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) được hình thành từ cuối thế kỷ 19 với sự ra đời của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (1883) và Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật (1886). Tiếp theo đó là hàng loạt công ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được ký kết như: Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu (1891), Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng (1961), Công ước về bảo hộ giống cây trồng mới (1961), Hiệp định hợp tác về bằng phát minh sáng chế (1970), Công ước Brussels về việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh (1974),… Năm 1995, việc các hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới có hiệu lực đã làm cho pháp luật về SHTT của các thành viên WTO được hài hòa sâu sắc hơn khi mà tất cả các thành viên (146 thành viên tính đến tháng 11/2003) đã phê chuẩn Hiệp định TRIPs- Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ , trong đó thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu liên quan đến việc bảo hộ một số loại quyền SHTT chính.
Có phải tất cả các nước đều bảo hộ sở hữu trí tuệ không
Sự ra đời của các điều ước quốc tế nói trên khẳng định vai trò của quyền SHTT đối với hoạt động đầu tư, sản xuất và thương mại ở từng quốc gia cũng như trong quan hệ kinh tế quốc tế. Song do đặc thù của các công ước là mang tính cưỡng chế yếu nên trên thực tế, các công ước đã được phê chuẩn vẫn không thể thực hiện hiệu quả mục tiêu bảo hộ quyền SHTT.
Những thách thức mới của quyền Sở hữu trí tuệ trong xã hội hiện nay
Trong những năm gần đây, các công nghệ mới đặc biệt là sự phát triển của internet hay công nghệ sinh học liên tục đặt ra những thách thức cho việc bảo hộ quyền SHTT. Điển hình là việc bảo hộ quyền tác giả của các nhạc sỹ, ca sỹ, nhà văn, diễn viên, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình trên môi trường mạng đang gặp rất nhiều khó khăn. Tuy mỗi nước giải quyết những thách thức này theo cách thức khác nhau nhưng các nước luôn có mục tiêu chung là bảo đảm hài hòa pháp luật giữa các quốc gia. Theo đó, Hiệp ước về quyền tác giả của WIPO và Hiệp ước về ghi âm và biểu diễn của WIPO (gọi chung là “các Hiệp ước Internet) đã có hiệu lực lần lượt vào tháng 3 và tháng 5/2002, giúp cho các chủ thể quyền SHTT được yên tâm sáng tạo, phân phối quản lý việc sử dụng tác phẩm của họ trong môi trường kỹ thuật số.
Như vậy, các quốc gia cần phải có những chính sách phù hợp để kịp thời quy định bảo hộ quyền SHTT được tốt hơn. Giữa các quốc gia luôn có sự khác biệt về bảo hộ quyền SHTT do đặc điểm hệ thống chính trị cũng như tình hình kinh tế, do đó khi muốn tìm hiểu về Luật SHTT của một nước thì tổ chức, cá nhân nên thông qua các công ty tư vấn để hiểu biết tốt hơn.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.