T4, 06 / 2021 3:58 chiều | hanhviettri

Chỉ dẫn địa lý có chức năng xác định nguồn gốc địa lý của một sản phẩm, chỉ dẫn sản phẩm đến từ một khu vực địa lý với những điều kiện độc đáo, ưu việt. Pháp luật quy định rất cụ thể một số điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tư vấn Blue là đơn vị trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo hộ chỉ dẫn địa lý chúng tôi trân trọng giới thiệu dịch vụ bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho Qúy khách hàng như sau.

Dịch vụ bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Thanh Thủy

 Chỉ dẫn địa lý là gì?
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Nói cách khác, chỉ dẫn địa lý chính là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa như từ ngữ, dấu hiệu, hình ảnh để chỉ một quốc gia, một vùng lành thổ, một địa phương mà hàng hóa được sản xuất ra từ đó. Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc; Cà phê nhân Buôn Ma Thuột…

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.

Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hoá thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hoá.

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về nhà nước. Và chỉ có nhà nước mới là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý. Cho nên, Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng và Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cũng không được chuyển giao.
Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Cho nên, các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được nhà nước cho phép mới có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý và tổ chức, cá nhân này không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Ngoài ra, Cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ cũng có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân có thể tự mình hoặc ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý. Việc nộp hồ sơ này có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Thành phần hồ sơ
Để đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp tối thiểu các tài liệu sau đây:

– Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý;

– Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm;

– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Ngoài các tài liệu trên, thì trong một vài trường hợp tổ chức, cá nhân cần bổ sung các tài liệu khác như sau:

– Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở nước xuất xứ và Bản dịch tiếng Việt; (đối với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài);

– Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục (nếu nộp đơn thông qua đại diện).

2. Quy trình đăng ký
Để thực hiện đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quy trình được thực hiện qua 6 bước:

Bước 1: Tiếp nhận đơn.

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội có địa chỉ tại 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.

Nếu đơn còn có các thiếu sót sau đây, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp hồ sơ và trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo, người nộp hồ sơ phải sửa chữa thiếu sót đó:

– Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức quy định tại điểm 7.2 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (không đủ số lượng bản của một trong số các loại tài liệu bắt buộc phải có; đơn không thoả mãn tính thống nhất; đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức trình bày; thông tin về người nộp đơn tại các tài liệu không thống nhất với nhau hoặc bị tẩy xoá hoặc không được xác nhận theo đúng quy định…);

– Chưa nộp đủ lệ phí nộp đơn và lệ phí công bố đơn;

– Không có giấy uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền không hợp lệ (nếu đơn nộp thông qua đại diện).

Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.

Bước 4: Công bố đơn.

Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn.

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nôi dung là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

– Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

– Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục