T7, 02 / 2021 5:37 chiều | hanhviettri

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc làm cần thiết để ghi nhận quyền của chủ thể đối với các tài sản trí tuệ của bản thân như: nhãn hiệu (logo, thương hiệu), sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại… Qua đó, xác lập một bức tường pháp lý ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau của tư vấn Blue về thủ tục Đăng ký sở hữu công nghiệp

Đăng ký sở hữu công nghiệp

Các đối tượng thuộc sở hữu công nghiệp gồm đối tượng nào?
Sở hữu công nghiệp gồm các đối tượng sau (tham khảo quy định tại khoản 2 Điều 3, 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2013):

  • Kiểu dáng công nghiệp: Là hình dáng ở bên ngoài được thể hiện bởi các đường nét, màu sắc, hình khối hoặc sự kết hợp của đường nét, màu sắc, hình khối.
  • Tên thương mại: Được biết tới là tên gọi của chủ thể kinh doanh nhằm mục đích để phân biệt tổ chức/cá nhân mang tên gọi đó với tổ chức/cá nhân khác trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và trong cùng khu vực.
  • Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: Gồm cấu trúc các phần tử của mạch tích hợp bán dẫn và mối liên kết giữa các phần tử với nhau
  • Nhãn hiệu: Là dấu hiệu phân biệt những hàng hóa/dịch vụ của các chủ thể khác nhau.
  • Bí mật kinh doanh: Là những thông tin bí mật có được từ các hoạt động đầu tư về tài chính, về trí tuệ mà chưa được bộc lộ ra ngoài và sử dụng được trong kinh doanh để tạo ra lợi thế.
  • Sáng chế: Là giải pháp về mặt kỹ thuật, thể hiện bằng sản phẩm hoặc quy trình
  • Chỉ dẫn địa lý: Dùng để chỉ nguồn gốc cụ thể của sản phẩm từ đâu.

Cơ sở để phát sinh quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Việc chủ sở hữu công nghiệp có thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền các đối tượng sở hữu công nghiệp hay không là phụ thuộc vào nhu cầu, mong muốn của họ. Bởi thủ tục này không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, để đảm bảo tối đa quyền lợi của bản thân thì các bạn cần đăng ký độc quyền, như có thể yêu cầu chủ thể có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm,…

Theo quy định tại Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2013 thì căn cứ phát sinh quyền sở hữu công nghiệp như sau:

  • Đối với những bí mật kinh doanh: Được xác lập khi chủ sở hữu có được một cách hợp pháp những bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật những bí mật kinh doanh đó
  • Đối với sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: Được xác lập khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
  • Đối với những nhãn hiệu nổi tiếng: Dựa trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu đó
  • Đối với tên thương mại: Dựa vào việc sử dụng hợp pháp
  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh: Dựa vào việc hoạt động cạnh tranh kinh doanh.

Đăng ký sở hữu công nghiệp như thế nào?
Quy trình đăng ký sở hữu công nghiệp được diễn ra theo quy trình như sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ đăng ký
Cần chuẩn bị những giấy tờ dưới đây một cách đầy đủ và cẩn thận (tham khảo Điều 100 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2013):

  • Tờ khai đăng ký
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp muốn đăng ký bảo hộ
  • Giấy ủy quyền, nếu đơn đăng ký được nộp thông qua đại diện
  • Giấy tờ chứng minh quyền được đăng ký
  • Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí

Bước 2: Nộp bộ hồ sơ đăng ký
Chuẩn bị những giấy tờ như trên để nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn
Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra đơn đăng ký bảo hộ độc quyền công nghệ có hợp lệ hay không. Nếu hợp lệ thì chuyển sang bước công bố đơn. Nếu không hợp lệ thì thông báo cho chủ thể đăng ký (tham khảo Điều 109 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2013)

Bước 4: Công bố đơn
Khi đơn đăng ký bảo hộ độc quyền công nghệ hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành công bố đơn đăng ký trên Công báo sở hữu công nghiệp (tham khảo Điều 110 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2013)

Bước 5: Thẩm định nội dung
Đánh giá đối tượng được yêu cầu bảo hộ có đáp ứng các điều kiện bảo hộ hay không, từ đó xác định phạm vi được bảo hộ (tham khảo Điều 113, 114 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2013)

Bước 6: Ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ
Nếu đối tượng được yêu cầu bảo hộ độc quyền đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Và ngược lại, nếu đối tượng được yêu cầu bảo hộ độc quyền không đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo bằng văn bản từ chối cấp văn bằng bảo hộ và có nêu rõ lý do (tham khảo Điều 117, 118 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2013)

Mọi thắc mắc về Thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục