T3, 01 / 2021 11:39 chiều | hanhviettri

Doanh nghiệp FDI là gì? Doanh nghiệp FDI có phải là Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của tư vấn Blue

Doanh nghiệp FDI là gì?

FDI là gì?
FDI là gì? FDI trong tiếng Anh được viết tắt là của: Foreign Direct Investment.

FDI hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.

Chi tiết hơn về FDI, Tổ chức thương mại thế giới đưa ra khái niệm là khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) đi cùng với quyền quản lý số tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Như vậy, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.

 Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment). Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng.

Theo quy định Luật Đầu tư 2005 (đã hết hiệu lực) phân loại: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.

Theo Luật Đầu tư 2014 (hiện hành) không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3, Luật đầu tư 2014 như sau: ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”. Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Như vậy, theo quy định này thì đối chiếu với khái niệm doanh nghiệp FDI theo định nghĩa Tiếng Anh, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế nước ta ở một phạm vi rộng hơn (tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tóm lại được hiểu là, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu.

 Vốn FDI là gì? Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có giống và khác nhau
Vốn FDI là gì?
Vốn FDI (Foreign Direct Investment) chính là nguồn tiền, tài sản được sử dụng để đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn FDI có thể được phân theo tính chất dòng vốn (vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ) hoặc theo mục đích của nhà đầu tư (vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm thị trường).

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bản chất là Vốn FDI ở trên, nó chính các nguồn lực như tài sản, tiền, … được nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Việt Nam (nước nhận đầu tư).
Trên đây, là sơ lược tóm tắt tổng mức đầu tư, vốn đăng ký, vốn điều chỉnh, vốn cấp dự án mới của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Viêt Nam trong giai đoạn năm 2016 đến năm 2020.

Những đặc điểm về doanh nghiệp FDI
Lợi ích lâu dài của doanh nghiệp FDI: bất kể doanh nghiệp FDI nào cũng đều có mục tiêu dài hạn, họ mong muốn kinh doanh lâu dài trên nền kinh tế khác chính vì vậy họ cần phải có mối quan hệ lâu dài giữa các nhà đầu tư trực tiếp và DN nhận đầu tư phải có sự ảnh hưởng đáng kể trong việc quản lý doanh nghiệp.
Quyền quản lý doanh nghiệp FDI: là quyền có thể tham gia vào các quyết định quan trọng trong DN, các quyền này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của DN đó như quyền tham gia chiến lược phát triển, chia lợi nhuận, tỷ lệ góp vốn…

 Đặc điểm chung về Doanh nghiệp FDI, nhà đầu tư nước ngoài

  • Đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, công ty FDI đầu tư;
  • Nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư;
  • Các nước muốn thu hút đầu tư FDI phải có hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư;
  • Tùy vào luật pháp của từng quốc gia mà tỷ lệ vốn góp giữa các bên có sự thay đổi sao cho phù hợp, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này;
  • Thu nhập của NĐT phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp đầu tư, kết quả kinh doanh của DN và chủ đầu tư cá nhân hay tổ chức;
  • Chủ đầu tư là người quyết định quá trình sản xuất, kinh doanh của DN chính vì vậy phải chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp đó. Bất kể nhà đầu tư nào khi đầu tư đều có quyền quyết định thị trường, hình thức quản lý, công nghệ đo đó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất;
  • Công ty FDI thường là công ty kèm theo công nghệ của NĐT cho các nước tiếp nhận đầu tư chính vì vậy các nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến thông qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật.

Đặc điểm về Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
Như các đặc điểm chung về doanh nghiệp FDI nói chung, thì doanh nghiệp, công ty FDI Việt Nam cũng sẽ tương tự như các đặc điểm của công ty FDI nói chúng. Tuy nhiên, đối với các Công ty FDI Việt Nam có một số đặc điểm khác như:

  • Số vốn đầu tư các công ty FDI vào việt nam thường không lớn so với các nước nhận đầu tư khác;
  • Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam hiện này chiếm phần lớn là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật bản,…. (phần còn lại chiếm tỷ trọng khá nhỏ);
  • Loại hình doanh nghiệp của công ty FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là Công ty TNHH Một thành viên và Công ty TNHH Hai thành viên trở lên;
  • Quy mô Công ty FDI chủ yếu là vừa và nhỏ. Các Công ty FDI này tập chung vào các ngành nghề như linh kiện điện tử, may mặc, gia công may mặc, Logistic, ….Thông thường là những nghành nghề cần nhiều nhân công, diện tích xây dựng,…

….
Các loại hình doanh nhiệp, Công ty FDI
Hiện nay, ở Việt Nam có phép thành lập các loại hình doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp TNHH MTV;
  • Doanh nghiệp TNHH hai thành viên trở lên;
  • Doanh nghiệp cổ phần;
  • Doanh nghiệp hợp danh.
    Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì điều kiện, thủ tục, trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp FDI sẽ khác nhau.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục